Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh

0
1968

Chương trình dành cho học viên ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là sinh viên và người đi làm muốn phát triển kĩ năng giao tiếp và thuyết trình trước đám đông.

Học tiếng anh để thuyết trình bằng tiếng anh là một trong những hình thức nói trước đám đông phổ biến nhất và cũng là cách hiệu quả nhất để truyền đạt thông điệp. Đặc biệt khi Tiếng Anh ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế cho nên những kiến thức về từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ này trong thuyết trình trở nên vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, để thực hiện được việc thuyết trình một cách hiệu quả sẽ không hề đơn giản nếu thiếu đi kỹ thuật và sự luyện tập.

Khóa học Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh sẽ được giáo viên có nhiều kinh nghiệm thuyết trình trong các buổi hội thảo quốc tế trực tiếp giảng dạy hứa hẹn sẽ mang đến cho người học không chỉ những kiến thức phong phú về thuyết trình mà còn nhiều kinh nghiệm thực tiễn quí báo khác.

Trong khóa học này, học viên sẽ được trang bị một số kiến thức nền như:

  1. Công tác chuẩn bị

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch sẽ khiến cho diễn giả hoàn toàn tự tin và truyền tải được hết những thông điệp mà mình muốn nói và mang đến cho khán giả tất cả những gì mà họ muốn nghe.

  1. Thiết kế bài thuyết trình

Để có được một bài thuyết trình tốt cần có cấu trúc rõ ràng, cũng giống như một quyển sách hay cần có một dàn ý chi tiết và một bộ phim hay cần có một kịch bản tốt. Bài thuyết trình sẽ được thể hiện với sự hỗ trợ của file trên máy tính (word, powerpoint…), giấy in sẵn hoặc chỉ đơn giản là một danh sách các ý chính được ghi trong một mẫu giấy nhỏ đặt trong lòng bàn tay.

  1. Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Tùy vào điều kiện tại nơi diễn ra buổi thuyết trình và đối tượng khán giả là ai, diễn giả cần phải chuẩn bị thiết bị hỗ trợ phù hợp như: bảng trắng, giá treo bảng, viết, giấy, máy chiếu, màng chiếu, micro, bụt đứng… Bất kỳ thiết bị nào cũng có chức năng riêng chứa cả ưu và nhược điểm. Vì vậy, diễn giả cần biết cách sử dụng chúng một cách thành thạo và là người điều hành chúng chứ không phải phụ thuộc vào chúng.

  1. Sử dụng phim ảnh minh họa

Một bức tranh có giá trị minh hoạ bằng 1000 từ. Vì vậy, diễn giả nên đưa những phim ảnh minh họa vào bài thuyết trình. Có rất nhiều cách để đưa ra minh hoạ như phim, bảng biểu, tranh vẽ, bản đồ,… Tuy nhiên, diễn giả cần biết cách sử dụng chúng để có thể mang lại hiệu ứng tối đa cho bài nói.

  1. Sử dụng “Biển chỉ đường”

Khi đọc một cuốn sách, người đọc biết mình ở đâu nếu nhìn vào đề mục Chương, Phần và đối chiếu với Mục lục. Nhưng khi thuyết trình, khán giả sẽ không biết họ đang ở đâu trừ phi diễn giả nói cho họ biết điều này. Vì vậy, diễn giả cần luyện tập cách nói kiểu “biển chỉ đường” để giúp khán giả biết rằng mình đang ở đâu. Ví dụ: Let\’s begin by…(Chúng ta hãy bắt đầu với…); That\’s all I have to say about…( Đó là tất cả những gì tôi nói về…); Now we\’ll move on to…(Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần…); Let\’s consider this in more detail…(Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề này một cách chi tiết hơn…).

  1. Tương tác với khán giả

Một buổi thuyết trình tốt là buổi thuyết trình mà khán giả bị cuốn theo diễn giả, biểu lộ cảm xúc theo bài nói (vui, buồn, giận giữ, khóc…) và muốn được tương tác với diễn giả chứ không phải chỉ ngồi im lặng để nghe và không có cảm xúc gì. Vì vậy diễn giả phải thể hiện sự nhiệt tình, giọng điệu, thái độ khi nói để có thể truyền tải được cảm xúc cho người nghe. Diễn giả có thể đặt câu hỏi cho khán giả hoặc đưa khán giả trở thành nhân vật trong bài nói của mình.

  1. Ngôn ngữ hình thể

Những thứ diễn giả không nói ra đôi khi lại gây ấn tượng và quan trọng hơn cả những gì họ nói. Các cử chỉ như ánh mắt, nụ cười, ký hiệu bàn tay… của diễn giả thậm chí còn truyền đạt thông điệp đến với khán giả trước khi bài nói bắt đầu. Tương tự, những thứ như quần áo, đầu tóc, kính, cách đi đứng, thể hiện của diễn giả là những thứ tạo nên ấn tượng đầu tiên cho khán giả, vì vậy diễn giả cần phải học cách chuẩn bị một ngôn ngữ hình thể phù hợp với địa điểm, đối tượng khán giả và chủ đề muốn nói.

  1. Xử lý tình huống

Khi thuyết trình, diễn giả phải tương tác trực tiếp và liên tục với nhiều người, đôi khi địa điểm thuyết trình lại bị chi phối bởi các yếu tố bất ngờ khác (âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, những hoạt động xung quanh) mà không thể lường trước được. Vì vậy, diễn giả cần phải rèn luyện để có được những kỹ năng xử lý tình huống, biến điều bất lợi thành có lợi hoặc ít nhất là hạn chế ảnh hưởng, giúp buổi thuyết trình không bị gián đoạn và diễn ra đúng kế hoạch ban đầu.

Những điều trên nghe có vẻ đơn giản và ai cũng biết nhưng để trở thành một diễn giả giỏi cần phải biết cách rèn luyện và có một môi trường để rèn luyện. Thông qua khóa học này, Trung tâm ngoại ngữ S-to-S sẽ nỗ lực hết mình để giúp bạn trở thành một người thuyết trình giỏi.

Previous articleNgữ âm và Ngữ điệu trong tiếng Anh
Next articleAnh văn giao tiếp đặc biệt (theo nhu cầu học viên)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here